Tôi vừa sinh em bé được hơn 1 tháng, đã chích ngừa bệnh lao, viêm gan siêu vi B tại bệnh viện. Vậy khi nào tôi phải cho bé đi chích ngừa lại, ở đâu và ngừa những bệnh gì? (Tranthibinhan…@yahoo.com)
Con bạn vừa sinh được hơn 1 tháng, đã chích ngừa bệnh lao, viem gan sieu vi
B ở bệnh viện là đúng. Các mũi tiêm tiếp theo sẽ được thực hiện khi bé
đủ 2 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể đến trạm y tế nơi bạn cư trú để được
tiêm ngừa đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ
em dưới 1 tuổi vào các ngày 25, 26, 27 hàng tháng. Trẻ em dưới 1 tuổi
cần được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin theo lịch tiêm chủng của
chương trình: Trẻ sơ sinh được tiêm BCG (ngừa lao), viêm gan B lần 1
ngay tại bệnh viện sau khi sinh. Trẻ đủ 2 tháng: tiêm ngừa vắc xin phòng
bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván lần 1, bại liệt lần 1, viêm gan B lần
2; đủ 3 tháng được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn
ván lần 2, bại liệt lần 2; đủ 4 tháng tiêm ngừa bạch hầu – ho gà – uốn
ván lần 3, bại liệt lần 3, viêm gan B lần 3; đủ 9 tháng tiêm sởi lần 1
(tiêm vắc xin sởi lần 2 khi trẻ 6 tuổi). Ngoài ra, ở các vùng có nguy cơ
cao, trẻ từ 1 đến 5 tuổi còn được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật
Bản B, uống vắc xin ngừa tả, thương hàn…. Vitamin A cũng được cho trẻ
uống theo chương trình. Lịch tiêm chủng được phổ biến rộng rãi và thực
hiện tại tất cả các trạm y tế xã, phường, vì vậy bạn nên đến trạm y tế
xã, phường nơi cư ngụ để tham gia. Tại đây còn có chương trình theo dõi
cân nặng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Cũng
như các loại thuốc, các vắc xin có thể gây ra một số tác dụng phụ (còn
gọi là phản ứng sau tiêm chủng). Những phản ứng này thường nhẹ như sưng -
đỏ - đau tại chỗ hoặc sốt nhẹ. Tùy theo loại tác dụng phụ sau khi chủng
ngừa sẽ có cách xử trí khác nhau. Những phản ứng nhẹ như sưng đau tại
chỗ tiêm và sốt nhẹ có thể xử trí tại nhà bằng cách cho uống thuốc hạ
sốt paracetamol và chườm lạnh chỗ tiêm. Trường hợp sốt cao, co giật, tím
tái… cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp
thời. Phải theo dõi các phản ứng sau tiêm vắc xin, nếu có da tím tái,
mệt, sốt cao, trẻ khóc nhiều không dứt cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế
gần nhất.
Tuy
nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tiêm vắc xin phòng bệnh
cho trẻ, bởi với từng loại vắc xin phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà
sản xuất và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ
đang sốt, ho, sổ mũi, nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi, hoặc đang điều
trị các loại thuốc khác… phải tạm hoãn việc tiêm chủng cho đến khi trẻ
khỏi bệnh, khỏe mạnh bình thường. Do đó, khi đưa trẻ đi tiêm ngừa, bạn
phải cho nhân viên y tế biết tình trạng sức khỏe của trẻ để có sự tư vấn
và chỉ định phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét