Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Nhiều người bị ung thư chết do không được chữa trị kịp thời

Mai Trọng Khoa, giám đốc Trung tâm Ung bướu và chua benh ung thu, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nói:
- Số mắc ung thư mới và tử vong do ung thư trên toàn thế giới vẫn tăng, nhưng phân tích sâu hơn, ở các nước phát triển, có tiềm lực kinh tế tốt, kiến thức của người dân trong cộng đồng tốt thì dù số mắc ung thư mới vẫn tăng, số tử vong cũng tăng nhưng không tăng nhiều, nhiều ca bệnh được chữa khỏi dẫn đến tỉ lệ tử vong/tỉ lệ mắc ung thư ở họ thấp hơn. Còn các nước đang phát triển, trong đó có VN, đáng buồn là số mắc và tử vong do ung thư đều tăng, đặc biệt tỉ lệ tử vong tăng nhiều hơn, dẫn đến chỉ số tỉ lệ tử vong/tỉ lệ mắc ở mức cao.
* Những năm gần đây, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cho điều trị ung thư ở VN đã được cải thiện nhiều, vì lý do gì mà chất lượng điều trị chưa được cải thiện như vậy, thưa ông?
- Các nước phát triển có điều kiện trang thiết bị và công nghệ chẩn đoán sớm nên phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm hơn. Hơn nữa, có nhiều ca tử vong trước không phát hiện ra đó là ung thư, nay nhờ công nghệ chẩn đoán đã phát hiện được nguyên nhân. Trình độ dân trí và hiệu quả truyền thông, điều kiện cuộc sống ở các nước phát triển cũng khiến người dân có ý thức với sức khỏe hơn, bên cạnh các chương trình sàng lọc và phát hiện sớm ung thư nên người bệnh có cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm. Vì vậy tỉ lệ mắc mới ung thư vẫn tăng nhưng tỉ lệ tử vong ở một số loại ung thư không tăng mà còn giảm rõ rệt như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến... Ở VN, hầu hết bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, kéo theo hàng loạt hệ lụy như khả năng chữa khỏi thấp đi, chi phí điều trị tăng lên rất nhiều. Nhưng điều quan trọng, mấu chốt là giai đoạn bệnh, nếu đến bệnh viện muộn thì ở Tây cũng như ta hiệu quả điều trị không cao.
* Mỗi năm VN có trên 110.000 ca mắc ung thư mới và vẫn tiếp tục tăng, theo ông đâu là nguyên nhân chính?
- Có nhiều lý do dẫn đến vấn đề này. Những năm vừa qua, gia tăng dân số cơ học mức trên 1 triệu người/năm, dân số tăng thì số mắc bệnh tăng. Về máy móc thiết bị chẩn đoán, mặc dù không bằng so với nước ngoài nhưng đã tiến bộ nhiều so với trước kia cũng góp phần phát hiện nhiều ca bệnh sớm và chính xác hơn. Bên cạnh đó là những yếu tố như môi trường, thực phẩm, việc thực hiện Luật môi trường ở VN chưa nghiêm, môi trường ở nông thôn trước đây trong lành nhưng gần đây ở đâu có nhà máy, xí nghiệp là có ô nhiễm, nhiều nhà máy lại không xử lý nước thải, rác thải mà xả thẳng ra môi trường. Doanh nghiệp mới tập trung tìm kiếm lợi nhuận, chưa thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
* Các tổng kết về ung thư gần đây cho thấy trong số 15 loại ung thư thường gặp nhất ở VN thấy có khác biệt giữa các vùng miền rõ rệt. Có liên quan gì giữa lối sống, cách ăn uống đến kết quả này không, thưa ông?
- Ở VN, chưa có một nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân, mà mới có điều tra ung thư ở Hà Nội và TP.HCM xem có bao nhiêu người mắc ung thư, thì thấy phụ nữ TP.HCM bị ung thư cổ tử cung nhiều nhất, nhưng Hà Nội ung thư vú cao nhất, ở nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều, nhưng ở TP.HCM ung thư gan lại cao hơn hẳn. Như tôi đã nói, do chưa có điều tra nguyên nhân và thống kê này cũng chỉ mới ở hai thành phố, chưa phải trên diện rộng nên khó có thể đánh giá vì sao ung thư gan lại nhiều hơn ở nam giới TP.HCM và ung thư phổi lại nhiều ở nam giới Hà Nội. Song có nhiều ý kiến cho là có liên quan đến yếu tố về môi trường, thực phẩm, lối sống... Đây cũng đều là những loại ung thư có số mắc cao nhất, chỉ là thay đổi vị trí một chút giữa các thành phố thôi.
* Ông có nói đến những tiến bộ trong điều trị ung thư gần đây. Theo ông, những loại bệnh ung thư nào đang có hi vọng chữa trị nhất tại VN?
- Hiện nay tại VN có nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm như ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả điều trị những bệnh này ở VN không kém nước ngoài nhưng điều kiện là phải phát hiện sớm. Tuy nhiên, chúng tôi đã gặp một số ca bệnh đặc biệt, bệnh ở giai đoạn muộn, trước đây khó sống thêm bằng đơn vị tháng, nhưng sau điều trị hiện bệnh nhân đã hết bệnh, sinh hoạt và làm việc bình thường, như một trường hợp ung thư phổi di căn lên não, sau bảy tháng điều trị các tổn thương di căn biến mất hoàn toàn.
* Thưa ông, quá tải điều trị ung thư là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người bệnh chưa được phát hiện. Nếu người dân có nhu cầu nhiều hơn về phát hiện ung thư sớm, ông đánh giá hệ thống hiện tại đã đủ sức đáp ứng?
- Tôi cho là có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn, vẫn cần đầu tư thêm trang thiết bị và triển khai thường xuyên các chương trình sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ, đồng thời truyền thông nhiều hơn để người dân chú ý hơn tới sức khỏe.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| benh viem gan A| bệnh viêm gan| chữa bệnh gan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét