Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giỗ đầy đủ nhất

Mỗi gia đình hàng năm luôn có những ngày giỗ chạp để dâng hương và bát cơm lên bàn thờ tổ tiên. Thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với những người đã mất. Vì thế, cách bày mâm cúng giỗ thế nào cho phù hợp cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài chia sẻ dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mâm cỗ cúng giỗ gồm những gì?

Truyền thống cúng giỗ có từ lâu và đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Thường vào những ngày giỗ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mà hình thức tổ chức mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên khác nhau.

Có nhà làm mâm cỗ thịnh soạn, bày đầy đủ các món ăn sơn hào hải vị. Cũng có nhà làm mâm cơm đạm bạc, đơn giản thể hiện được tấm lòng thành dâng lên. Đơn giản hơn có thể làm những món chay thanh tịnh để báo hiếu.

Trong ngày cúng giỗ những lễ vật dâng lên không cần quá cầu kỳ nhưng thể hiện được tấm lòng thành thảo của con cháu là được.

Cách bày mâm cúng giỗ đầy đủ nhất

Trong ngày cúng giỗ có rất nhiều lưu ý đến gia đình người thực hiện đám. Có rất nhiều cách trình bày mâm cúng giỗ đơn giản nhưng cũng nên lưu ý một số điểm sau:

Đối với bàn thờ thổ công gia tiên trong ngày giỗ hoặc bất kỳ ngày nào. Mà gia đình thực hiện bày lễ mặn lên cúng. Cách bày mâm cúng giỗ là không nên để mâm cơm cỗ trực tiếp lên bàn thờ, cũng không nên để trực tiếp dưới đất. Mà nên đặt lên một bàn nhỏ thấp hơn so với ban thờ chính một chút.

Trên mâm cúng phải có đầy đủ các món: luộc, xào, thịt, rau, bát cơm, muỗi, chén trà và nước. Trên ban thờ có bày thêm hoa quả, bánh kẹo và trà gói.

Cách bày mâm cúng giỗ cụ thể như sau: Một bát cơm úp ngược, một quả trứng luộc đã được bóc vỏ, một đôi đũa, một thìa muối, mấy lát gừng (thường là 9 hoặc 7 lát). Tô cơm để cúng không được nếm trước hoặc đụng đũa vào bởi như thế là lỗi. Còn đối với bàn thờ Phật chỉ nên thờ cúng đồ chay thanh tịnh.

Những lưu ý quan trọng khi làm mâm cúng giỗ

Bên cạnh những cách bày mâm cúng giỗ sao cho đúng. Bạn cũng cần lưu ý khi làm mâm cúng giỗ. Để tránh mắc phải những điều cấm kỵ tâm linh. Cùng tìm hiểu và ghi nhớ những lưu ý quan trong sau:

  • Tuyệt đối không được nếm hoặc ăn thử các món ăn được dùng để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ.

  • Những món trong mâm cơm cúng, không được có những món như gỏi hay thức ăn sống có mùi tanh. Bởi nó sẽ làm ô uế ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng.

  • Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới chưa qua sử dụng, không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày.

  • Bạn không nên sử dụng hoa ly để thắp hương lên bàn thờ trong ngày giỗ của người đã khuất. Vì hoa ly mang ý nghĩa tượng trưng cho sự mất mát, chia ly.

  • Để thể hiện lòng thành kính của mình, gia chủ nên tự tay chuẩn bị những món đồ cúng. Không nên mua đồ sẵn ngoài hàng hay đồ đóng hộp để bày lên mâm cỗ cúng.

  • Mâm cơm cúng giỗ luôn luôn phải có bát cơm đầy cùng với trứng gà luộc và một ít muối, gạo.

  • Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên và gia chủ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau do đó cách bày mâm cúng giỗ cũng sẽ có ít phần khác biệt. Có thể sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn cũng có thể đơn giản hơn. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu được để có cách trình bày mâm cúng giỗ hoàn hảo, đẹp mắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét